Nếu bạn đang không biết làm cách nào để đánh giá landing page của mình đã đủ “tốt”, đủ yếu tố để tạo ra tỉ lệ chuyển đổi hay chưa thì có thể dùng VEPA.
Công thức này được sáng lập ra bởi Brian Halligan & Dharmesh Shah, 2 founder của Hubspot từ 2009, nhưng vẫn còn ứng dụng rất tốt, nhất là các landing có mục tiêu tăng Lead như: Đăng ký, điền thông tin, nhận quà tặng, tham gia chương trình Zoom miễn phí… Nhưng bạn có thể ứng dụng công thức này cho tất cả các landing page hay website đều phù hợp.
Trước đây, khi nói về call to action tôi tìm kiếm những từ khóa này trên Pinterest, làm theo những thiết kế đó và thầm nghĩ nó đã xịn, đủ thu hút để tạo ra chuyển đổi. Bạn có từng như vậy không? Thực sự điều đó chỉ mới tiếp cận được phần nhìn, có thể tạo ra được một chút thu hút, để tạo ra chuyển đổi thì còn nhiều việc cần phải làm hơn.
Để tạo ra một landing page có chuyển đổi hiệu quả, có bốn tính chất quan trọng: Giá trị (Value), đơn giản (Easy), nổi bật (Prominent), hướng đến hành động (Action oriented). Viết tắt của 4 chữ cái đầu tiên chính là VEPA.
Những lời kêu gọi hành động yếu và mạnh sẽ giúp bạn tăng thêm chuyển đổi từ 0.5%-5%. Nếu landing page bạn có được lưu lượng truy cập lớn thì nó ảnh hưởng khá nhiều.
VALUE-ĐÁNG GIÁ
Thông qua nội dung bạn đã tạo ra một cách hấp dẫn, thu hút, quyến rũ và đăng ở các kênh mạng xã hội, blog, quảng cáo…. Khách hàng sẽ truy cập landing page, điều đó có ý nghĩa là những người truy cập đã thực sự quan tâm đến bạn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc landing page bạn cần phải đầu tư nội dung tương xứng, thông điệp xuyên suốt cũng như thuyết phục họ hành động trước những câu hỏi mà họ đang đặt ra:
Tôi có nên để lại thông tin của mình (Lead) hay không?
Giá trị sau đó tôi nhận được có xứng đáng.
Sản phẩm này có thực sự tốt để mua (Deal)
Công ty này có uy tín không…
…….v.v…
Trước khi thực hiện những hành động, có hàng trăm câu hỏi mà khách hàng đặt ra trước khi quyết định. Nội dung trong landing page phải cho khách hàng thấy giá trị họ nhận lại lớn hơn những gì họ bỏ ra, thông tin bạn cung cấp cần phải chi tiết và thuyết phục, cũng phải chân thật nữa.
Khách hàng không cần sản phẩm, họ cần giải pháp để giải quyết vấn đề của mình, giúp họ làm tốt việc của mình hoặc giúp cuộc sống của họ trở nên tốt hơn. Với các sản phẩm giá trị cao, để tạo ra chuyển đổi thì traffic đi vào phải thật chất lượng, biến traffic lạnh thành ấm và từ ấm rồi “đổ” vào landing page thì độ hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
Ví dụ về một section trong landing khách hàng của web1trang, không chỉ là khóa học mà thông điệp còn giúp mọi người vượt qua nỗi sợ hãi khi đứng trước ống kính, và điểm đặc biệt là miễn phí 100%. XEM THỬ
“Cho đi trước, nhận lại sau”, hãy để khách hàng cảm nhận được giá trị thật sự của bạn mang đến cho họ vượt qua chi phí họ bỏ ra. Hãy làm điều đó bằng sự thật vì điều giả dối nào rồi cũng sẽ bị nhận ra.
Đăng ký bản tin để nhận được thông báo sớm nhất về những nội dung tối ưu landing page.
EASY-ĐƠN GIẢN
Huy đã từng chia sẻ ở bài Ai là người cần landing page?, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một chứng minh có tên gọi là “nghịch lý của sự lựa chọn”. Nói một cách đơn giản, bạn cung cấp quá nhiều sự lựa chọn thì người dùng càng khó đưa ra sự quyết định và hành động.
Đối với những lời kêu gọi hành động cũng thế, bạn phải cho khách hàng biết chính xác những gì mà họ phải làm, bạn phải làm thiết lập, dẫn dắt khách hàng tới phần call to action một cách hấp dẫn thì bạn sẽ có nhiều chuyển đổi hơn.
Đơn giản và rõ ràng. Đó là những gì chúng ta cần tập trung với nội dung của landing page, đừng để lặp lại những ý giống nhau trong các section, đừng đưa quá nhiều hành động khiến khách hàng cần phải suy nghĩ nhiều hơn. Hãy chỉ ra hành động cần thực hiện và kết quả nếu người truy cập thực hiện hành động đó.
PROMINENT-NỔI BẬT
Để thúc đẩy hành động, taọ ra sự chuyển đổi, những điều mà bạn cung cấp cần phải nổi bật, thực sự hấp dẫn. Không chỉ là trong landing page mà còn phải xem sản phẩm của bạn có hấp dẫn trong thị trường hay không, có bị so sánh giá mua ở các trang TMDT không.
Thử nghĩ xem đề nghị (Offer) của mình có điều gì nổi bật, đặc biệt hơn người khác?
Vị trí của call to action nên đặt gần đầu hoặc giữa trang, đối với các sản phẩm như khóa học cần mô tả nhiều hơn hãy để ở ¾ trang thay vì đặt cuối trang, hành vi kéo cuối trang thường ít xảy ra.
Một khách hàng web1trang.vn, Call to action có thể đặt tại Hero Section. XEM THỬ
Và để dễ nhận ra, hãy ưu ái cho call to action một phần lớn, chữ lớn, nút bấm to hơn. Đừng để phần quan trọng lại bị che lấp và kém nổi bật với bối cảnh xung quanh nó. Hãy làm NỔI BẬT luôn ở cả phần nhìn.
ACTION ORIENTED-HƯỚNG ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Bản thân từ call to action có nghĩa là kêu gọi hành động, hãy sử dụng những động từ để khách truy cập có cảm giác cần phải đưa ra hành động.
Những lời kêu gọi hành động có thể tham khảo:
ĐIỀN EMAIL, NHẬN BẢN TIN MIỄN PHÍ
ĐẶT LẤY VÉ CÒN TRỐNG
TẢI EBOOK
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
ĐĂNG KÝ ĐỂ GẶP CHUYÊN GIA
BẮT ĐẦU NGAY
ĐẶT MUA
…
Có thể, bạn sẽ có nhiều call to action khác nhau để thử nghiệm. Hãy sử dụng tính năng testing AB mà một số nền tảng Builder landing page hỗ trợ để thử nhiều phương án khác nhau để tìm ra mẫu thử nào tốt nhất.
Đó là những gì cô đọng, rất đơn giản để bạn có thể kiểm tra toàn diện, biết thay đổi những yếu tố trong các tính chất của VEPA để landing page tạo ra hành động (hoặc chuyển đổi) một cách hiệu quả hơn.
Khi ai đó nói landing page của bạn không hiệu quả, bạn biết mình phải đưa ra những cải tiến như thế nào thay vì phải làm lại từ đầu, mà nếu có làm lại cũng không chắc landing page mới có tạo ra kết quả tốt hơn không.
Hi vọng bản tin này giúp bạn tạo ra những landing page ngày càng chất lượng hơn, hẹn gặp lại bản ở những bản tin tiếp theo. Nếu thấy nó hữu ích và cần thiết, hãy chia sẻ bản tin này.
Nguồn: Hubspot được biên tập lại phù hợp với landing page.