Inbound và Outbound Marketing là gì? Đâu là chiến lược hiệu quả để Marketing thành công giữa hàng triệu triệu Website đang hoạt động trên khắp toàn cầu như hiện nay?
Cùng đọc bài viết và chọn chiến lược đi đúng cho mình nhé!
Outbound Marketing là gì?
Đây là trường phái Marketing đầu tiên có mặt từ rất sớm vào năm 1450, phương tiện đầu tiên là “Printed Advertising” sau đó là tạp chí, poster, billboard, radio, tivi…Đây hầu hết là các phương tiện giống như một chiếc “loa phát thanh” nhằm thông báo cho khách hàng biết chúng tôi đang có sản phẩm muốn bán, nài nỉ họ mua hàng.
Có thể xem Outbound Marketing là các hoạt động nằm bên ngoài, người làm Marketing đi thu hút những khách hàng bị động. Khách hàng ngồi đó, nhận quảng cáo từ Outbound Marketing. Nếu thích họ tìm hiểu về sản phẩm, nếu không thích họ sẽ bỏ qua hoặc tìm cách chặn những mẫu quảng cáo.
Người làm Marketing theo hình thức này sẽ bỏ rất nhiều tiền để quảng cáo trên tạp chí, poster, billboard…nhằm thu hút càng nhiều người càng tốt biết đến sản phẩm của họ.
Tựu chung lại, đối với hình thức Outbound Marketing, khách hàng là bị động biết đến sản phẩm thông qua “loa phát thanh”. Họ có thể có hoặc chưa có nhu cầu.
Hình thức hoạt động của Outbound Marketing
Với mảng Website, Outbound Marketing gồm một số hoạt động như sau:
-Quảng cáo trả phí: Google Ads, Facebook Ads , Instagram Ads,… giúp website của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
-Email marketing: Gửi email giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi,… đến danh sách khách hàng tiềm năng.
-Social media ads: Chạy quảng cáo trên các mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút traffic về website.
-PR & Influencer Marketing: Hợp tác với các trang báo, tạp chí, hoặc người có ảnh hưởng để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn.
….
Ưu điểm và khuyết điểm của Outbound Marketing cho Website
Ưu điểm:
-Tăng độ nhận diện thương hiệu nhanh chóng: Quảng cáo giúp thương hiệu và website của bạn được nhiều người biết đến rộng rãi, nhanh chóng hơn.
-Tiếp cận khách hàng mới: giúp bạn tiếp cận những khách hàng chưa biết đến bạn.
-Đo lường hiệu quả dễ dàng: Dễ dàng đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo để điều chỉnh và tối ưu hóa.
Khuyết điểm:
-Ít hướng đến hành vi tìm kiếm nhu cầu của người tiêu dùng.
-Tốn nhiều chi phí để tăng độ nhận diện thương hiệu.
-Tỷ lệ khách hàng rời trang, tắt quảng cáo, và cài phần mềm spam là rất cao.
-Hoàn thành một chiến dịch, bạn không thể giữ lại những thông tin lưu trữ về tương tác của khách hàng. Kết thúc chiến dịch là hết, bỏ tiền tiếp để làm chiến dịch.
-Những chiến dịch nhỏ khó tiếp cận phương pháp này.
Inbound Marketing là gì?
Hoạt động Outbound Marketing vẫn diễn ra xuyên suốt cho đến tận năm 2000, thời điểm “bong bóng dot-com” vỡ trận cũng là lúc xu hướng người dùng trên Internet chuyển qua một kỷ nguyên mới.
Người tiêu dùng không còn bị động như trước, họ chủ động tương tác với thương hiệu. Việc này đòi hỏi người làm Marketing phải nhấn mạnh vào việc chia sẻ thông tin, thiết kế lấy người dùng làm trung tâm và cộng tác nhiều hơn là bán hàng.
Có nghĩa, thay vì đẩy mạnh những mẫu quảng cáo đến khách hàng trên online, thì phải tạo ra lợi ích cho khách hàng, từ đó mới kiếm được doanh số.
Điển hình nhất, năm 2003 lần đầu tiên người dùng email có thể cài đặt chế độ spam cho những thư rác thương mại họ nhận được trong hộp thư của mình.
Và chính thức lúc này là kỷ nguyên của Inbound Marketing.
Cụ thể, bạn phải biến website thành “trung tâm thương mại” chứa đầy thông tin hữu ích, giải quyết vấn đề và thu hút khách hàng tiềm năng bằng giá trị đích thực. Thay vì “tấn công” trực diện, Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng thông qua những công cụ tìm kiếm, social media…
Khách hàng có nhu cầu, họ chủ động tìm kiếm và thấy bạn. Bạn có giá trị, họ tin tưởng, yêu thích, mua hàng và quay trở lại mua tiếp (giới thiệu).
Và Inbound Marketing chính xác là sự đồng hành với khách hàng xuyên suốt mô hình AIDA (Attention, Interest, Desire, Action).
Hình thức hoạt động của Inbound Marketing
Với Website, Inbound Marketing sẽ có một số hoạt động như sau:
–Blog chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, hoặc những câu chuyện thú vị liên quan đến lĩnh vực của bạn.
-SEO: Tối ưu hóa nội dung để website xuất hiện trên top đầu kết quả tìm kiếm, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn khi họ cần.
-Social media: Chia sẻ nội dung blog, video, infographic,… lên các mạng xã hội để tiếp cận nhiều đối tượng quan tâm đến chủ đề và truy cập vào website để đọc sâu hơn.
-Email marketing: Xây dựng danh sách email và gửi những nội dung giá trị, khuyến mãi độc quyền, hoặc thông tin mới nhất về sản phẩm/dịch vụ của bạn (tiếp thị qua email).
-Lead magnet: Cung cấp những tài liệu miễn phí như ebook, checklist, template,… để đổi lấy thông tin liên hệ (lead magnet) của khách hàng tiềm năng.
Ưu điểm và khuyết điểm của Inbound Marketing cho website
Ưu điểm:
-Thu hút khách hàng tìm đến website vì họ thực sự quan tâm đến những gì bạn cung cấp, khả năng chuyển đổi cao.
-Xây dựng uy tín và lòng tin: Bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, bạn sẽ trở thành một chuyên gia đáng tin cậy trong mắt khách hàng.
-Tối ưu hóa chi phí: So với Outbound Marketing, Inbound Marketing thường có chi phí thấp hơn nhưng mang lại hiệu quả lâu dài.
-Thu hút khách hàng bằng thông tin hữu ích, có chiều sâu, giúp khách hàng hiểu rõ thông tin đang tìm kiếm trước khi quyết định mua hàng.
Khuyết điểm:
-Cần nhiều thời gian hơn, vì phải đi từng bước để tạo giá trị theo phễu, giúp khách hàng dần yêu thích bạn và mua hàng.
-Cần đầu tư vào nội dung, chất xám nhiều hơn.
-Dù ít chi phí hơn Outbound nhưng không có nghĩa là không cần ngân sách. Ngân sách của Inbound tập trung vào xây dựng nội dung rất nhiều, nên cần có chiến lược đúng đắn để tránh lãng phí tài nguyên.
>>>Một vài case study thành công ứng dụng Inbound Marketing tại Việt Nam
Tóm tắt 2 hình thức Inbound và Outbound
Inbound thật sự là phương pháp rất phù hợp cho những dự án nhỏ cho Freenlancer, Solo và SME. Bởi bạn có thể là người tự tạo ra chuỗi content giá trị cho độc giả/khách hàng trong thời gian đầu dự án chưa tạo ra doanh thu.
>>>Tải bộ template cách lên kế hoạch Marketing từ A-Z sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và nguồn lực trong thời gian đầu.
Đến một thời gian, khi bạn đã có thu nhập ổn định, bạn có thể tham khảo thêm các hình thức Outbound Marketing để đẩy nhanh cho kênh phát triển hơn.
Inbound hay Outbound: nên chọn “em” nào cho Website của bạn?
Inbound và Outbound Marketing không phải là hai đối thủ cạnh tranh, mà là hai “người bạn đồng hành” có thể hỗ trợ lẫn nhau. Tùy vào từng giai đoạn phát triển và mục tiêu của doanh nghiệp, bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp này để đạt hiệu quả tốt nhất cho website của mình.
Bạn có thể tưởng tượng chiến dịch Marketing Website như một con thuyền đang ra khơi. Inbound Marketing thuận theo dòng nước và sức gió tự nhiên để đưa con thuyền tiến về phía trước một cách chậm rãi, bình ổn.
Còn Outbound Marketing là động cơ phản lực được gắn bên trong chiến thuyền để gia tăng tốc độ giúp con thuyền đi nhanh hơn.
Và để biết lúc nào cần Inbound Marketing, lúc nào cần Outbound Marketing, bạn sẽ cùng xem kỹ chuỗi hành trình khách hàng và các công cụ cần đi trong Digital Marketing tổng quan. Từ đó, bạn chọn kênh đi phù hợp cho mình tuỳ vào giai đoạn, nguồn lực. Giai đoạn 1: Awareness
Khách hàng lúc này chưa biết bạn là ai. Họ cảm thấy mình có vấn đề gì đó nhưng không gọi tên được. Nhiệm vụ của Website lúc này là cho họ biết cụ thể vấn đề họ đang gặp phải, làm sao để giải quyết một cách tốt nhất.
Website của bạn lúc này hãy dồn hết năng lượng để tạo ra nội dung hữu ích để cho đi trước. Có thể là video, social media, infographic, quizzes…thông qua quảng cáo google ad, fb ad, bài post chia sẻ, hình ảnh…để mọi người biết tới mình.
Giai đoạn 2: Đánh giá
Lúc này, khách hàng mới biết về bạn nhưng rồi họ sẽ dễ quên nhanh chóng. Do đó việc đăng ký email – một kênh kết nối sâu hơn với khách hàng là rất cần thiết. Một ebook tặng miễn phí, bản mindmap, hay buổi workshop…là rất hữu ích để khách hàng tự nguyện để lại email.
Nếu họ yêu thích, họ sẽ tiếp tục tìm thương hiệu của bạn trên Google, hoặc từ khóa về vấn đề mà bạn đã gợi mở ở trên. Họ lại tiếp tục nhìn thấy bạn thông qua tìm kiếm và chuỗi email, thậm chí cả trên Social.
Họ nghiên cứu tiếp tục chuỗi nội dung trong trang web, càng đào sâu họ càng nhận ra vấn đề và tìm thấy giải pháp ở sản phẩm, dịch vụ của bạn
Giai đoạn 3: Mua hàng
Bạn lên chiến dịch bán hàng thông qua quảng cáo google hoặc fb, hoặc email. Khách hàng biết tin bạn có sản phẩm họ sẽ vào và nghiên cứu gói sản phẩm này. Thật đơn giản, họ mua ngay lập tức vì biết câu trả lời đang có sẵn.
Giai đoạn 4: Tạo trung thành
Thư mời khảo sát
Nhận coupon cho lần mua sau
Chăm sóc hậu mãi sau mua
Chia sẻ truyền miệng để nhận thêm phần thưởng
Hiểu rõ hành trình đi như thế này, bạn sẽ khéo léo kết hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing một cách nhuần nhuyễn. Huy biết hai khái niệm này không dễ để hiểu đối với những bạn mới bắt đầu, cho nên bài phân tích viết dưới góc nhìn cuộc sống nhiều hơn.
Nếu muốn phân biệt bạn đang sử dụng hình thức nào, bạn hãy bình luận bên dưới kênh + nội dung tiếp cận. Huy sẽ mách nhỏ bạn đang sử dụng Inbound hay Outbound Marketing nhé!